Hiện nay, phương pháp chỉnh nha niềng răng hiện nay được nhiều người ưa chuộng vì hiệu quả thẩm mỹ cao và vẫn giữ được hàm răng thật. Trước khi quyết định tiến hành niềng răng, chúng ta cần hiểu rõ hơn về các loại khí cụ niềng răng cũng như công dụng và hiệu quả mà khí cụ niềng răng mang lại. Phương pháp chỉnh nha niềng răng hiện nay được nhiều người ưa chuộng vì hiệu...
Bài viết cùng chủ đề
Hiện nay, phương pháp chỉnh nha niềng răng hiện nay được nhiều người ưa chuộng vì hiệu quả thẩm mỹ cao và vẫn giữ được hàm răng thật. Trước khi quyết định tiến hành niềng răng, chúng ta cần hiểu rõ hơn về các loại khí cụ niềng răng cũng như công dụng và hiệu quả mà khí cụ niềng răng mang lại.
Phương pháp chỉnh nha niềng răng hiện nay được nhiều người ưa chuộng vì hiệu quả thẩm mỹ cao và vẫn giữ được hàm răng thật. Trước khi quyết định tiến hành niềng răng, chúng ta cần hiểu rõ hơn về các loại khí cụ niềng răng cũng như công dụng và hiệu quả mà khí cụ niềng răng mang lại.
Khí cụ niềng răng là gì?
Khí cụ niềng răng là những dụng cụ nha khoa được bác sĩ sử dụng để hỗ trợ trong suốt quá trình nắn chỉnh răng thẩm mỹ. Khí cụ niềng răng có rất nhiều loại, mỗi loại sẽ đảm nhiệm những chức năng khác nhau. Hiện nay có 2 cách niềng răng phổ biến đó là niềng răng cố định và niềng răng tháo lắp, mỗi phương pháp sẽ có các khí cụ chuyên biệt khác nhau.
Lợi ích khi niềng răng
Khi niềng răng, các loại khí cụ niềng răng được nha sĩ sử dụng để nắn chỉnh những chiếc răng mọc sai lệch về đúng vị trí trên cung hàm, mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao, giúp tránh được các bệnh lý răng miệng do răng mọc sai vị trí. Ngoài tác dụng làm đẹp, niềng răng còn mang lại những tác dụng cụ thể như sau:
Nắn chỉnh thân răng thẳng đều.
Làm hẹp khoảng hở giữa các răng.
Cải thiện chức năng nhai và giao tiếp.
Cải thiện sức khỏe răng miệng.
Điều chỉnh bệnh lý sai khớp cắn.
Có những khí cụ niềng răng cố định nào?
Niềng răng cố định hay còn gọi là niềng răng có mắc cài, đây là phương pháp chỉnh hình nha khoa phổ biến nhất hiện nay, Ưu điểm của phương pháp này là mang lại độ chính xác cao.
Sinh hoạt của người niềng răng cố định cũng ít bị ảnh hưởng, người niềng có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, khi niềng răng cố định cần hạn chế các loại thức uống có gas, thức ăn quá cứng hoặc quá dính (kẹo cao su).
- Thun tách kẽ
Khí cụ niềng răng có mắc cài đầu tiên phải nhắc đến chính là thun tách kẽ. Đây là những vòng tròn nhỏ, chất liệu bằng cao su, chức năng chính là tạo khoảng cách giữa 2 kẽ răng với nhau. Trước khi mang mắc cài 1 tuần thì người niềng răng phải mang thun tách kẽ để tạo ra khoảng cách giữa 2 kẽ răng, hỗ trợ cho bước mang khâu chỉnh nha và mắc cài dễ dàng hơn.
Đặc biệt, yêu cầu quan trọng trong thời gian mang thun tách kẽ là hạn chế ăn uống đồ quá cứng, vì có thể làm thun rơi ra ngoài.
- Khâu chỉnh nha
Sau 1 đến 2 tuần mang thun, bác sĩ nha khoa sẽ lấy thun tách kẽ ra và mang khâu chỉnh nha vào. Khâu kim loại này sẽ được cố định ở răng hàm số 6 hoặc 7 bằng một loại vật liệu cố định chuyên dụng. Khâu sẽ đi theo người chỉnh nha trong suốt quá trình niềng răng.
- Dây cung
Một trong các loại khí cụ niềng răng cố định không thể thiếu chính là hệ thống dây cung. Dây cung chính là hệ thống dây kết nối giữa các mắc cài, chức năng chính là tạo lực để kéo răng di chuyển theo định hướng của mắc cài. Có nhiều loại dây cung khác nhau, chất liệu chủ yếu sắt không gỉ như: Niken – Titanium.
Tùy thuộc vào từng giai đoạn niềng răng mà hệ thống dây cung được sử dụng sẽ khác nhau về hình dạng và kích thước. Dây cung sẽ được gắn vào các khe của mắc cài và cố định bằng dây thun hoặc dây thép.
- Hệ thống mắc cài
Chỉnh nha bằng niềng răng giúp nắn chỉnh lại các răng mọc lệch, mọc sai hướng và tác dụng này là nhờ đa phần vào hệ thống mắc cài. Loại khí cụ niềng răng này có chức năng là cố định và giữ hệ thống dây cung, khi tạo lực sẽ giúp răng di chuyển về vị trí mới thẳng đều và thẩm mỹ hơn.
Niềng răng có mắc cài đi kèm với hệ thống dây cung mang lại hiệu quả cao hơn, thời gian niềng cũng ngắn hơn so với niềng răng tháo lắp. Lý do là lực kéo điều chỉnh lên dây cung, mắc cài thường ổn định và có tính thường xuyên hơn phương pháp niềng răng không mắc cài.
- Hook, minivis
Một khí cụ niềng răng khác là hook, có dạng móc, dùng để bấm vào dây cung, có tác dụng liên kết 2 hàm lại với nhau. Hook thường được gắn ở răng nanh hay các răng cối nhỏ và trên khâu (band) hay mắc cài của răng cối lớn.
Minivis là điểm neo chặn tuyệt đối giúp di chuyển răng phía trước chạy vô trong mà không cho răng phía trong chạy ngược ra ngoài.
- Hàm duy trì
Hàm duy trì là một khí cụ niềng răng cố định không thể thiếu. Sau khi mắc cài được tháo bỏ, quá trình niềng răng hoàn tất thì hàm duy trì vẫn được dùng để giữ cho răng chắc chắn, ổn định và không di chuyển về vị trí ban đầu, thay thế chức năng của mắc cài trước đó. Hàm duy trì phải vừa khít với khuôn hàm của từng người để sử dụng sau khi tháo niềng răng.
- Sáp nha khoa
Thời gian đầu của quá trình niềng răng có mắc cài, các loại khí cụ niềng răng bằng kim loại sẽ cọ xát vào nướu và má gây tổn thương chảy máu hoặc đau. Khi đó, người niềng răng cần sử dụng sáp nha khoa để bôi vào bề mặt những khí cụ hoặc kẽ răng để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn như đau nhức, chảy máu…
Các loại khí cụ niềng răng tháo lắp
Một trong những loại niềng răng đang được mọi người quan tâm chính là niềng răng tháo lắp là Invisalign (xuất xứ từ Mỹ) và eCligner (xuất xứ từ Hàn Quốc). Niềng răng không mắc cài sẽ sử dụng một loại khay giúp nắn chỉnh hàm răng, hiệu quả thường không thua kém so với hệ thống mắc cài cổ điển.
Khí cụ niềng răng không mắc cài chủ yếu nhất chính là khay niềng. Thiết kế của khay niềng này là từ các vật liệu trong suốt, đơn giản, có tính đàn hồi và tác động lực lên răng, đưa răng di chuyển từ từ đến vị trí đều đặn, thẳng đứng trên cung hàm. Các khay niềng từ nhựa này được chứng minh là lành tính, không gây kích ứng trong khoang miệng và không ảnh hưởng sức khỏe người sử dụng.
Ưu điểm đầu tiên của phương pháp này là tính thẩm mỹ trong quá trình niềng, không để mọi người thấy được hệ thống mắc cài chằng chịt. Bên cạnh đó, khay niềng còn hạn chế các tác dụng phụ như tuột mắc cài, gây tổn thương môi, má và các mô mềm xung quanh.
Những trường hợp nên sử dụng khí cụ niềng răng
Việc niềng răng không chỉ đơn thuần là để có một hàm răng đẹp mà còn giúp cải thiện chức năng ăn nhai, phát âm và sức khỏe răng miệng tổng thể.
Dưới đây là một số trường hợp thường gặp cần đến sự hỗ trợ của khí cụ niềng răng:
Các vấn đề về sự sắp xếp của răng
Răng mọc lệch, hô, móm: Đây là những trường hợp phổ biến nhất cần niềng răng.
Răng khểnh: Răng khểnh không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng.
Răng thưa: Răng thưa không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây khó khăn trong việc ăn nhai.
Răng chen chúc: Răng chen chúc làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm lợi và các vấn đề về nướu.
Các vấn đề về khớp cắn
Khớp cắn sâu: Khi răng hàm trên phủ quá nhiều lên răng hàm dưới.
Khớp cắn hở: Khi răng hàm trên và hàm dưới không khép kín khi cắn.
Khớp cắn chéo: Khi răng hàm trên và hàm dưới không khớp với nhau khi cắn.
Các vấn đề về xương hàm
Hàm trên hoặc hàm dưới quá nhỏ hoặc quá lớn: Gây ra tình trạng hô, móm hoặc lệch lạc hàm.
Các trường hợp khác
Mất răng sớm: Niềng răng có thể giúp giữ khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc lên.
Chuẩn bị cho các phục hình răng khác: Niềng răng có thể giúp sắp xếp răng đều đặn trước khi thực hiện các phục hình như bọc răng sứ, trồng răng implant.
Lưu ý: Để biết chính xác mình có nên niềng răng hay không và phương pháp niềng răng nào phù hợp, bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được khám và tư vấn. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng răng miệng của bạn, chụp X-quang và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Kết luận
Các khí cụ niềng răng là những công cụ hữu ích để cải thiện sự sắp xếp của răng và hàm. Việc lựa chọn khí cụ phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mục tiêu chỉnh nha, tình trạng răng miệng, thời gian niềng răng và chi phí. Nếu bạn đang cân nhắc niềng răng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để tìm ra phương pháp tốt nhất cho bạn.
Tham khảo: Nha Khoa Park Way
Bài viết liên quan
Trả lời câu hỏi của việc niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt?
Bạn bị hô nhẹ và muốn điều chỉnh răng lại để có khuôn mặt đẹp hơn, tuy nhiên có rất nhiều người đặt câu hỏi việc niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt hay không thì bài viết này sẽ trả lời câu hỏi của việc niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt như thế nào. Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng và kết quả có thể đạt được. (more…)
tháng 10
Những mẹo cầm máu sau khi nhổ răng bạn nên biết
Việc chảy máu sau khi nhổ răng là hết sức bình thường, tuy nhiên nếu chảy máu liên tục hay khó cầm máu là hết sức nguy hiểm. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng do bài viết này của chúng mình sẽ chia sẻ những mẹo cầm máu sau khi nhổ răng hiệu quả, giúp vết thương nhanh chóng lành lại bạn cùng đọc nhé! (more…)
tháng 10
Tại sao phải mài răng ngắn lại? mài răng ngắn lại có tác dụng gì?
Tại sao phải mài răng ngắn lại? mài răng ngắn lại có tác dụng gì? bài viết này sẽ giải thích lý do tại sao người ta phải mài răng ngắn lại và những tác dụng của phương pháp này hãy xem ngay bài viết này nhé! (more…)
tháng 09
Đối với người 40 tuổi có niềng răng được không?
Vẫn còn nhiều người thắc mắc rằng người lớn tuổi có thể niềng răng được không nhất là với người 40 tuổi, vậy đối với người 40 tuổi khi niềng răng liệu có còn hiệu quả hay không và giải đáp người 40 tuổi có niềng răng được không? hãy xem ngay bài viết này nhé! (more…)
tháng 09
Tình trạng mòn cổ chân răng có ảnh hưởng gì hay không?
Mòn cổ chân răng là tình trạng phổ biến, có thể gây ra nhiều vấn đề về thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Bài viết này sẽ thảo luận về nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả và cách điều trị mòn cổ chân răng. (more…)
tháng 09
Răng nhiễm fluor là như thế nào? Nguyên nhân và cách điều trị
Răng bị ố vàng làm bạn mất tự tin tại sao răng bị ố vàng? Và răng bị nhiễm fluor là như thế nào có làm ảnh hưởng gì đến chân răng hay không? thì hôm nay trong bài viết này sẽ nói cho bạn biết răng nhiễm fluor gây và những ảnh hưởng khi răng bị nhiễm fluor kèm nguyên nhân khiến răng bị nhiễm fluor do đâu hãy tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau nhé. (more…)
tháng 09
Nhổ răng còn sót chân răng có sao không?
Tình trạng nhổ răng còn sót chân răng là cực kỳ hiếm nhưng vẫn có do tự nhổ hay bác sỹ nhổ nhưng nhổ không hết, tuy nhiên việc nhổ răng còn sót chân răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, từ nhiễm trùng đến viêm lợi. Bài viết này sẽ giải thích nguy hiểm của tình trạng nhổ răng còn sót chân răng có sao không và cung cấp thông tin về cách khắc phục. (more…)
tháng 09
Như thế nào là không có mầm răng vĩnh viễn
Thiếu mầm răng vĩnh viễn là một tình trạng bất thường của răng miệng. Hiện tượng này rất hay gặp trong thực tế và làm ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của con người. Vậy vì sao mầm răng lại bị thiếu, có gây nguy hiểm hay không. Chúng ta hãy cùng tham khảo những thông tin sau đây để biết được câu trả lời. (more…)
tháng 09
Sái quai hàm là như thế nào? Nguyên nhân và cách điều trị sái quai hàm
Sái quai hàm là tình trạng xương hàm bị lệch khỏi vị trí bình thường. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả tình trạng này. Đừng bỏ lỡ! (more…)
tháng 09
Đốm lưỡi là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đốm lưỡi
Rất nhiều người vẫn chưa biết tình trạng bị đốm lưỡi và đốm lưỡi là gì? Thường đốm lưỡi là một tình trạng phổ biến có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đốm lưỡi, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả. (more…)
tháng 09