Bạn bị hô nhẹ và muốn điều chỉnh răng lại để có khuôn mặt đẹp hơn, tuy nhiên có rất nhiều người đặt câu hỏi việc niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt hay không thì bài viết này sẽ trả lời câu hỏi của việc niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt như thế nào. Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng và kết quả có thể đạt được.
Niềng răng là một phương pháp điều trị nha khoa phổ biến để chỉnh sửa răng lệch lạc và cải thiện khớp cắn. Nhiều người quan tâm đến việc liệu niềng răng có thể làm thay đổi khuôn mặt của họ hay không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi khuôn mặt sau khi niềng răng và những kết quả có thể đạt được.
Niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt?
Thông thường, khi bạn sẽ sở hữu một trong những tình trạng răng như hô, móm, lệch lạc… bạn sẽ thấy khuôn mặt của mình trông mất cân đối. Hoặc nếu cấu xương hàm và khuôn năng rộng thì miệng sẽ trong to hơn bình thường, nhìn tổng thể khuôn mặt cũng vì thế mà không hài hoà.
Hiện nay, niềng răng đang là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn để cải thiện các khiết điểm về răng miệng như hô, móm, thưa, lệch lạc, khớp cắn không đều… Vậy thông qua việc niềng răng này, có giúp thay đổi khuôn mặt luôn không?
Theo các Bác sĩ chuyên sâu về niềng răng, trên thực tế niềng răng sẽ không làm tác động đến khung xương mặt mà chỉ nắn chỉnh răng về đều và đúng vị trí trên khuôn hàm. Với những trường hợp sau khi niềng, khớp cắn chuẩn, hàm răng đều, khuôn mặt bạn cũng có những thay đổi đáng kể. Do đó, ta có thể nói rằng niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt trở nên đẹp, cân đối và thon gọn hơn.
Niềng răng có thể làm thay đổi khuôn mặt như thế nào?
Sau khi niềng răng, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy được những thay đổi rõ rệt sau:
2.1. Niềng răng thay đổi khuôn mặt cân đối hơn
Tình trạng khớp cắn lệch có thể khiến mặt của bệnh nhân không cân xứng kém thẩm mỹ. Do đó, sau khi khớp hàm được điều chỉnh về đúng vị trí và tất nhiên các cơ mặt cũng trở nên cân đối, giúp khuôn mặt hài hòa hơn.
2.2. Mang lại hàm răng đều, đẹp
Việc sở hữu một hàm răng đều đẹp, thẳng hàng, khớp cắn chuẩn cũng giúp tổng thể gương mặt thay đổi rõ rệt. Nhờ đó, bệnh nhân có thể lấy lại một nụ cười tự tin, duyên dáng, dễ dàng thu hút người đối diện trong mọi cuộc giao tiếp. Đồng thời, sở hữu hàm răng đều cũng giúp răng chắc khỏe, mô nướu khỏe mạnh và săn chắc hơn.
2.3. Làm cho cằm thon gọn
Trong một vài trường hợp chỉnh nha khắc phục khớp cắn ngược, khuôn mặt trước và sau niềng răng có sự thay đổi đáng kể. Theo đó, nếu bệnh nhân được nâng khớp, kéo lùi hàm dưới ra sau hoặc các răng hàm dưới được dàn đều thì tình trạng cằm trước đó sẽ được cải thiện rõ rệt, trở nên thon gọn hơn hoặc dài ra, lộ rõ nét V-line.
2.4. Cải thiện tương quan giữa hai hàm
Sự sai lệch của răng có thể làm mất đi sự tương quan giữa hai hàm, khiến đường nét khuôn mặt bị ảnh hưởng. Sau khi niềng, tình trạng này sẽ được cải thiện, hai hàm trở nên cân xứng, giúp cải thiện hoạt động ăn nhai và khuôn mặt cũng xinh đẹp hơn.
2.5. Gương mặt trở nên thanh thoát hơn
Quá trình điều chỉnh tất cả các răng nằm đúng vị trí trên cung hàm còn tác động trực tiếp đến cấu trúc mũi (như cho cảm giác mũi cao hơn) gò má (trông đầy đặn và thu hút hơn), đôi môi (cân đối với những bộ phận khác trên gương mặt, không bị hếch)… Nhờ vậy, từng đường nét trên khuôn mặt trở nên rõ ràng, sắc sảo hơn trước.
Niềng răng là một phương pháp nha khoa phổ biến giúp chỉnh sửa những sai lệch về răng và hàm, mang lại một hàm răng đều đẹp và một nụ cười tự tin. Tuy nhiên, không phải ai cũng cần niềng răng. Vậy khi nào thì bạn nên cân nhắc đến việc niềng răng?
Các trường hợp cần niềng răng
Răng mọc lệch, chen chúc: Đây là trường hợp phổ biến nhất, khi các răng mọc không đều, chồng chéo lên nhau, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và vệ sinh răng miệng.
Răng hô, móm: Khi hàm trên hoặc hàm dưới quá phát triển so với hàm còn lại, gây ra tình trạng răng hô hoặc móm.
Răng thưa: Khoảng cách giữa các răng quá lớn cũng là một chỉ định để niềng răng.
Khớp cắn hở, khớp cắn sâu: Khi răng hàm trên không khít với răng hàm dưới hoặc cắn quá sâu vào bên trong, gây khó khăn trong việc ăn nhai và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Răng mọc lệch lạc: Các răng mọc không đúng vị trí, xoay lệch hoặc nghiêng.
Mất răng sớm: Mất răng sữa quá sớm có thể dẫn đến tình trạng răng vĩnh viễn mọc lệch lạc.
Những lợi ích khi niềng răng
Cải thiện thẩm mỹ: Niềng răng giúp răng đều đẹp, nụ cười tự tin hơn.
Cải thiện chức năng ăn nhai: Khớp cắn chuẩn giúp bạn ăn nhai dễ dàng hơn.
Giảm nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng: Răng đều giúp bạn dễ dàng vệ sinh răng miệng hơn, giảm nguy cơ sâu răng, viêm lợi.
Tăng cường sự tự tin: Một hàm răng đẹp giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp.
Khi nào nên bắt đầu niềng răng?
Độ tuổi lý tưởng: Độ tuổi tốt nhất để niềng răng là khi răng vĩnh viễn đã mọc gần đủ. Tuy nhiên, với các trường hợp đặc biệt, niềng răng có thể được thực hiện ở mọi lứa tuổi.
Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng: Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng răng miệng của bạn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Lưu ý:
Tìm đến nha sĩ: Để biết chính xác mình có nên niềng răng hay không và phương pháp niềng răng nào phù hợp, bạn nên đến nha sĩ để được khám và tư vấn.
Chăm sóc răng miệng đúng cách: Trong quá trình niềng răng, bạn cần chăm sóc răng miệng thật kỹ để đảm bảo hiệu quả điều trị.
Kết luận
Niềng răng có thể làm thay đổi khuôn mặt của bạn bằng cách cải thiện khớp cắn, tạo cảm giác khuôn mặt thon gọn và tăng cường sự tự tin. Tuy nhiên, kết quả có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu bạn đang cân nhắc niềng răng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để hiểu rõ hơn về những lợi ích và hạn chế của phương pháp này.
Tham khảo: Nha Khoa Park Way