Bí mật trong ổ bánh mì
Thời kỳ đầu, bột mì được nhập khẩu từ châu Âu để sản xuất baguette. Với giá thành nguyên liệu cao, việc thưởng thức bánh mì là một biểu tượng cho giai cấp và tầng lớp lúc bấy giờ. Sau này, với nguồn nguyên liệu dần phổ biến hơn, bánh mì cũng vì thế mà trở nên quen thuộc với người Việt.

Loại bánh mì trắng phổ biến hiện nay được làm từ bột mì, và tùy lò bánh mì, có nơi còn trộn thêm bột gạo. Thành phần chính của các nguyên liệu này là tinh bột.

Tinh bột phức hợp giúp bạn no lâu hơn và dễ kiểm soát cơn đói.
Khi tiêu thụ nhiều tinh bột ở dạng đơn giản, bạn dễ mắc tình trạng “sugar rush”, là hiện tượng lượng đường trong máu tăng đột ngột, gây cảm giác bồn chồn. Ngoài cung cấp năng lượng, đường không có giá trị về mặt dinh dưỡng, dễ gây tích mỡ, thừa cân, và còn làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường.
Ngược lại, tinh bột phức hợp giúp bạn no lâu hơn và dễ kiểm soát cơn đói. Việc này cũng giúp phòng ngừa các nguy cơ về bệnh tiểu đường tuýp 2 và các bệnh về tim mạch.
Để dễ dàng hơn trong việc chọn mua thực phẩm, bạn có thể tham khảo chỉ số glycemic index (GI). Chỉ số này dùng để đánh giá tốc độ tinh bột chuyển hoá thành năng lượng: giá trị càng thấp, đường được giải phóng vào máu càng chậm.
Chỉ số GI của một số thực phẩm thông dụng ở Việt Nam

Nếu là fan của bánh mì, ngoài bánh mì trắng, bạn có thể tham khảo thêm bánh mì từ bột mầm ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì đen từ lúa mạch đen, bánh mì yến mạch, hay bánh mì nguyên cám. Thêm một ít patê, chả lụa, jam-bông, hay xá xíu, cùng rau dưa, đồ chua muối là bạn đã có một ổ bánh mì thịt đủ vị mà vẫn đảm bảo sức khoẻ!
Để ăn uống khỏe mạnh: https://livbyaia.com/eat-well